Những năm học đại học ở Anh trong độ tuổi 17-21 mình rất mong muốn có thể nâng cao tiếng Anh. Trước đó ở Việt Nam, truyền thông mình tiêu thụ nhiều nhất vẫn là sách nhưng đến khi qua Anh, việc đọc một quyển sách vài trăm trang biến thành một việc đòi hỏi thời gian dài để đem lại cảm giác thoả mãn khi hoàn thành một điều mình muốn làm. Vậy nên mình thử đọc báo và xem clip Youtube. Thời gian đó mình thường đọc báo BBC và xem clip Youtube make up để giải trí. Vấn đề của hai nguồn truyền thông này là BBC rất thường xuyên đưa tin về bất động chính trị còn youtube thì không mang lại quá nhiều thông tin nhiều hơn là giải trí.

Ở độ tuổi 23, mình bắt đầu hiểu hơn về những nội dung truyền thông mình muốn tiêu hoá và những chủ đề mình quan tâm. Việc tiếp thu kiến thức từ truyền thông đã là một điều ăn sâu vào nếp sống của mỗi cá nhân trong xã hội loài người, truyền thông bao gồm sách báo, TV, radio và ở thế hệ của chúng ta, tất cả mọi phương tiện này có thể được tiếp cận qua một cái click chuột, một cái vuốt màn hình. Việc chọn lọc nội dung tiêu thụ quyết định cách chúng ta nhìn nhận thế giới, cách chúng ta tư duy, cách chúng ta giao tiếp với những người chúng ta yêu quý và lựa chọn bài trừ hay bỏ lơ những người chúng ta không thích.

Truyền thông là thứ định hình con người chúng ta, và hơn cả, tâm lý của chúng ta – vui, buồn, tuyệt vọng, hy vọng,… Series này ra đời với hy vọng có thể giúp các bạn cùng Amateur Psychology (1) nâng cao tiếng Anh, (2) định hình tư duy và (3) mở rộng góc nhìn của chúng ta về một vấn đề nhỏ hay cả một bức tranh lớn hơn của xã hội chúng ta đang sống trong. Và hơn hết, việc đọc một bài báo ý nghĩa, xem một clip Youtube cập nhật kiến thức sẽ mang lại cho chúng ta cảm xúc thoả mãn (rewarding feeling), và theo mô hình CBT (trị liệu nhận thức hành vi) giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về chính mình.

Chỉ là một chút dài dòng giới thiệu loạt series mới này, còn bây giờ chúng ta có thể điểm qua 10 bài báo và 1 video mình đã đọc, xem tuần vừa qua và muốn chia sẻ đến các bạn:

E-Article (tất cả đều đọc miễn phí)

On Self-Respect: Joan Didion’s 1961 Essay from the Pages of Vogue

Dreamers in broad daylight: ten conversation

No, I do not wish to know you

Social media can’t be your couples’ therapist

‘We’re sedating women with self-care’: how we became obsessed with wellness

A College Degree Is No Guarantee of a Good Life

‘Honestly, he kind of sucks’: trash-talking can feel great but is it really bad for you?

The year AI ate the internet

How we learn to be lonely

Why is dating advice on TikTok so sexist — and so bleak?

Video

Remember that EVERYONE is lonely: https://youtu.be/XRT5jYX5jFc?si=wPet4FJNbpprVB4x


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *