Tuần này mình đã dành nhiều thời gian để nghe podcast nhiều hơn đọc, vậy nên mình sẽ giới thiệu một vài tập podcast cho mọi người trước nhá.
Không có nhiều thứ để học trên đời – Dịch giả Trịnh Lữ | #HaveASip 162 – Have a sip là một podcast hàng đầu Việt Nam, vậy nhưng do độ dài của mỗi tập và tuỳ vào nội dung và khách mời, mình không thường xuyên nghe podcast lắm. Lần đầu tiên mình nghe tập podcast Have a Sip bác Trịnh Lữ xuất hiện là do mình nhớ cái tên này thật là quen, chắc mình đã đọc qua tác phẩm dịch của bác (Rừng Nauy của Haruki Murakami). Một khi đã nghe phỏng vấn của bác thì chắc ai cũng phải thấm thía và nể phục cốt cách ôn tồn và nhã nhặn của một người minh triết. Vậy nên tập nào phỏng vấn bác Trịnh Lữ mình cũng nghe.
Những công nghệ mang “cái chết” đến gần – Oddly normal | #HaveASip 149 – Mình đã biết đến kênh Oddly Normal của các anh chị từ lâu nhưng vẫn chưa có dịp nghe podcast của mọi người. Khi nghe tập podcast của bác Trịnh Lữ, bác có thể hiện sự yêu mến (và cả nể phục?) đến tập phỏng vấn của hai anh chị nên mình tìm nghe. Mình sẽ sắp xếp thời gian nghe podcast của các anh chị trong tương lai!
What if AI Operated with Intellectual Humility? – CONVERSATIONS ON INTELLECTUAL HUMILITY – Tập phỏng vấn của chị Vân và anh Tiến trong Have a Sip lại tạo cảm hứng cho mình tìm nghe thêm nhiều góc nhìn về AI và tương lai của AI. Nếu bạn lo sợ và bi quan về khả năng của trí tuệ nhân tạo, tiến sĩ Heng Li sẽ xoa dịu nỗi lo của bạn và đưa ra những lời quan khiến bạn lạc quan hơn về tương lai của nhân loại trong kỉ nguyên AI.
Biết 2 điều này, cả đời không bao giờ khổ – NSND Bạch Tuyết | #HaveASip Ep 157 – Ôi sao mà bà Bạch Tuyết hài hước mà thông tuệ đến như vậy, đó là điều mình nghĩ khi vừa bật cười vừa đi bộ nghe podcast này một ngày mưa thứ bảy. Mọi người nghe để đời không bao giờ khổ nhe.
5 Questions to Ask Yourself Every Evening – School of Life – Đang tiện nói về podcast thì đây là một video mình xem tuần này, 5 câu hỏi để hỏi chính mình trước khi đi ngủ (thôi mình xem vậy thôi chứ hỏi 5 câu này xong là thức cả đêm suy nghĩ luôn khỏi ngủ đó mọi người!)
Và một vài bài báo mình đọc tuần này.
Bài báo yêu thích của mình tuần này có lẽ là Is Therapy-Speak Making Us Selfish? – bao giờ thì chúng ta nhìn thấy giới hạn của việc trị liệu tâm lý và liệu trị liệu tâm lý có biến chúng ta trở nên ích kỉ. Mình nghĩ đây là một bài báo thú vị và kích thích tư duy, tuy nhiên, nếu bạn có đọc bài báo này thì cũng hãy nghĩ thêm về sự khác biệt trong lĩnh vực sức khoẻ tâm lý và văn hoá của nước mình so với mô hình trị liệu rất phổ biến (gần như đang đi vào giai đoạn thoái trào) của phương Tây.
Một bài báo khác cũng liên quan đến sức khoẻ tâm lý đó là The way out of burnout – làm sao để thoát khỏi cảm giác cạn kiệt năng lượng, khi mà bạn quá mệt để làm việc nhưng quá tội lỗi khi không làm gì cả?
Bài báo bạn có thể đọc nếu bạn ghét việc đối đầu và chia sẻ sự khó chịu hoặc bực bội của mình về người khác: A guide to difficult conversations for people who hate confrontation
Làm gì khi tràn lan những tin tức và truyền thông dội bom thông tin vào bạn? – The urgent need for media literacy in an age of annihilation
Bài báo về đa phu thê hay những mối quan hệ mở – How did polyamory become so popular?
Where do billionaires come from? Mom and Dad. – Bàn về sự phân hoá giàu nghèo và bất công kinh tế khi hầu hết tỉ phú đều thừa hưởng gia tài từ thế hệ trước. Nếu thế hệ đầu tiên tạo nên của cải, con cháu của họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ của cải, sự giàu có của họ và duy trì sự tồn tại của giai cấp.
Hai bài luận xã hội mang tính thời sự về chiến tranh Gaza và vị trí của trường đại học trong những cuộc tranh luận chính trị; và bài báo về bình nước Stanley.
How Are Students Expected to Live Like This on Campuses?
The Stanley Cup: A 40-Ounce Bully?
Bài báo về việc viết của Susan Sontag: Susan Sontag on Being a Writer: “You Have to Be Obsessed”
Chúc mọi người một tuần quay lại làm việc vui vẻ nha!
Leave a Reply